Bậc tam cấp còn được gọi là bậc cửa, bậc cấp nhà hay thềm nhà. Bậc tam cấp được xây ngay phía trước của ngôi nhà, nối phần bên trong nhà với phần sân. Việc xây dựng bậc cửa giúp việc di chuyển vào nhà thuận lợi hơn, nhất là với những ngôi nhà có phần nền được đôn cao so với mặt sân.
Ngoài vị trí trước cửa của nhà chính, bậc tam cấp còn được xây ở nhiều vị trí khác nhau như giữa các tầng, giữa phòng khách với phòng bếp. Chúng đều có nhiệm vụ kết nối các không gian trong ngôi nhà.
Nhiều gia đình quan niệm, tính toán xây dựng bậc tam cấp phải mang lại ý nghĩa về mặt phong thủy. Có như vậy bậc tam cấp mới thu hút được tài lộc, may mắn, thuận lợi cho gia chủ.
Bên cạnh đó, bậc tam cấp tiếng anh là gì? Bậc tam cấp có tên gọi tiếng anh là Three-step Staircase.
Ngoài việc tìm hiểu thế nào là bậc tam cấp, việc nắm được ý nghĩa của chúng cũng giúp việc tính toán kích thước, xây dựng bậc cấp nhà dễ dàng hơn. Cụ thể, ý nghĩa của bậc của như sau:
Bậc tam cấp có vai trò kết nối các phần của ngôi nhà trong kiến trúc nhà ở. Hiện nay bậc tam cấp cũng được ứng dụng trong nhiều công trình có quy mô lớn hơn như: khách sạn, cơ quan nhà nước, các công trình công cộng,… Đây không chỉ là một điểm nhấn thiết kế mà còn mang những ý nghĩa phong thủy cho gia chủ như: thu hút tài lộc, may mắn, vượng khí,…
Bậc tam cấp không chỉ giới hạn ở số bậc là 3 mà nhiều công trình xây dựng lớn đã xây dựng nhiều số bậc hơn như 5, 7, 9.
Theo quan niệm dân gian, con người được cấu thành từ Thiên – Địa – Nhân. Do đó, mọi việc muốn suôn sẻ đều phải đảm bảo ba yếu tố là Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa. Việc xây bậc tam cấp cũng không ngoại.
Trước đây, bậc cấp nhà thường được xây chỉ với 3 bậc. Ba bậc này đại diện cho 3 chính thể là Thiên – Địa – Nhân. Tuy nhiên, theo phong thủy ngũ hành, số bậc này có thể lớn hơn, là 5, 7 hoặc 9.
Bậc tam cấp gồm 5 bậc vẫn đúng với ý nghĩa của bậc nhà. Năm bậc tam cấp tượng trưng cho 5 yếu tố trong Ngũ hành là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bậc tam cấp với 5 bậc thường gồm bậc đầu tiên cao hơn sân, 3 bậc tiếp theo thấp hơn nền nhà và bậc cuối là nền nhà.
Một số trường hợp khi thiết kế xây dựng nhà ở, nhiều người thường áp dụng theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh Tử. Tuy nhiên có thể không cần chú ý đến quy luật này khi tính toán kích thước, số bậc tam cấp. Thay vào đó, gia chủ nên xây bậc cửa theo các số lẻ 3, 5, 7, 9. Bởi các số lẻ thường đại diện cho người Dương, số chẵn đại diện cho người Âm. Do đó, theo quan niệm của người xưa, nên chọn số lẻ khi xây bậc thềm.
Ngoài ra số bậc của bậc tam cấp cũng phụ thuộc vào kiểu kiến trúc của công trình. Độ cao và khoảng cách của từ mặt đất đến hiên nhà là yếu tố quan trọng để quyết định số bậc sẽ xây dựng khi làm bậc tam cấp.
Một số ngôi nhà có khoảng cách từ mặt sân lên hiên nhà thấp có thể xây thềm một bậc. Các công trình nhà ở như biệt thự, nhà ống thường được xây khoảng 3-5 bậc tam cấp. Trong khi đó các công trình lớn đòi hỏi sự tôn nghiêm như đình, chùa thường được xây với 7 – 9 bậc.
Kích thước bậc tam cấp phù hợp với kích thước ngôi nhà sẽ giúp không gian tổng thể có sự hài hòa. Vậy thế là bậc tam cấp có kích thước phù hợp
Để tổng thể ngôi nhà hòa hợp, độ rộng của bậc tam cấp nên gấp đôi chiều cao của bậc. Theo các chuyên gia về thiết kế xây dựng nhà ở thì chiều cao bậc khoảng 15 – 18cm, độ rộng mỗi bậc khoảng 20 – 30cm là phù hợp. Kích thước này giúp lỗi vào nhà không quá dốc, độ rộng vừa đủ để đảm bảo an toàn khi đi lại.
Nhu cầu đi lại ở các công trình công cộng như: bệnh viện, trường học,… khá lớn. Do đó khi tính toán kích thước, xây dựng bậc tam cấp ở những công trình này cần chú ý đến tính thoải mái, dễ di chuyển. Độ cao của bậc tam cấp ở những công trình nên dao động từ 10-12cm. Có thể giữ nguyên độ rộng để việc đi lại thuận tiện, an toàn.
Với những công trình có quy mô lớn như nhà hát, triển lãm, cung điện,… bậc tam cấp thường có kích thước lớn để đảm bảo sự thuận tiện khi di chuyển. Độ cao của bậc khoảng 15-18cm, độ rộng mỗi bậc được tăng lên để đảm bảo sự hài hòa cho bậc tam cấp. Nhờ đó, tổng thể công trình thêm phần nguy nga, lộng lẫy.
Chiều cao bậc tam cấp chuẩn đẹp thường là từ 15 – 18cm. Chiều cao này đảm bảo an toàn cho người đi lại, không bị vấp ngã. Nếu chiều cao bậc tam cấp quá thấp, người đi lại sẽ phải bước cao, gây mỏi chân. Nếu chiều cao bậc tam cấp quá cao, người đi lại sẽ phải bước thấp, gây khó khăn và nguy hiểm.
Ngoài ra, chiều cao bậc tam cấp cũng cần được tính toán phù hợp với chiều cao của nhà và chiều rộng của sân. Chiều cao bậc tam cấp không nên quá cao so với chiều cao của nhà, vì sẽ khiến người đi lại cảm thấy khó khăn khi lên xuống. Chiều cao bậc tam cấp cũng không nên quá thấp so với chiều rộng của sân, vì sẽ khiến người đi lại cảm thấy không thoải mái khi bước lên xuống.
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn chiều cao bậc tam cấp:
Diện tích bậc tam cấp là diện tích bề mặt của các bậc tam cấp. Diện tích bậc tam cấp được tính theo công thức:
Diện tích bậc tam cấp = Chiều rộng bậc x Chiều dài bậc x Số bậc
Lưu ý công thức này có thể áp dụng để tính diện tích mặt bậc thang (mặt nằm) và cổ bậc thang (mặt đứng)
Trong đó:
Ví dụ: Nếu chiều rộng bậc là 30cm, chiều dài bậc là 70cm, và số bậc là 3 bậc, thì diện tích bậc tam cấp là: Diện tích bậc tam cấp = 30cm x 70cm x 3 = 6300cm2 = 6,3m2.
Công thức tính diện tích phần len chân tường: Diện tích phần len mặt nằm [(Chiều rộng + 1) x Số bậc] + Diện tích phần len mặt dựng [(Chiều cao + 1) x Số bậc]
Từ đó suy ra: Diện tích bậc tam cấp = Diện tích mặt bậc thang + Diện tích cổ bậc thang + Diện tích len chân tường
Diện tích bậc tam cấp có ảnh hưởng đến chi phí xây dựng bậc tam cấp. Diện tích bậc tam cấp càng lớn thì chi phí xây dựng bậc tam cấp càng cao.
Ngoài ra, diện tích bậc tam cấp cũng cần được tính toán phù hợp với chiều cao của nhà và chiều rộng của sân. Chiều cao bậc tam cấp không nên quá cao so với chiều cao của nhà, vì sẽ khiến diện tích bậc tam cấp quá lớn. Chiều cao bậc tam cấp cũng không nên quá thấp so với chiều rộng của sân, vì sẽ khiến diện tích bậc tam cấp quá nhỏ.
Bậc tam cấp không chỉ đảm bảo về kích thước phù hợp với kiến trúc chung của ngôi nhà mà còn phải đúng phong thủy.
Khi làm bậc tam cấp với số bậc là 3, gia chủ có thể áp dụng cách tính theo 2 trường hợp sau:
Quy tắc Sinh – Lão – Bệnh Tử cũng được ứng dụng trong cách tính bậc cửa. Theo quy tắc này, đời người sẽ trải qua 4 giai đoạn là Sinh, Lão, Bệnh và Tử. Do đó, khi xây bậc cấp nhà, số bậc nên rơi vào Sinh hoặc Lão. Do đó, bậc nhà thường là số lẻ thay vì số chẵn.
Theo quan niệm trên, bậc nhà được tính từ mặt sân, cụ thể như sau:
Dựa theo cách tính này, cả mặt sân và nền nhà đều rơi vào Sinh, mang lại ý nghĩa tốt về phong thủy.
Thế nào là bậc tam cấp bị tính sai. Trường hợp này, khoảng cách giữa các không gian không đủ để xây 3 bậc tam cấp như thông thường mà chỉ có thể xây 2 bậc cửa. Vậy làm sao để sửa lỗi này mà vẫn đúng với phong thủy.
Gia chủ có thể sửa lỗi kích thước của bậc tam cấp theo 2 cách sau:
Như phía trên đã đề cập, có nhiều loại vật liệu có thể sử dụng cho bậc tam cấp. Mỗi loại vật liệu sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Sau đây các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để lựa chọn được vật liệu xây dựng thềm nhà phù hợp nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp “Thế nào là bậc tam cấp”. Hy vọng rằng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về bậc tam cấp cũng như cách tính số bậc để đảm bảo sự hài hòa trong không gian tổng thể của ngôi nhà.